Phần mềm này giúp xóa bỏ những file rác và có khả năng vượt qua hàng rào an ninh của máy tính Windows rất nhanh chóng.
Nhưng giờ đây CCleaner đã bị các tin tặc tấn công và người dùng sẽ được "tặng kèm" malware khi tải và cài đặt nó trên máy tính của mình.
Một tin mừng cho người dùng là rất dễ để phát hiện bản CCleaner hiện tại có đang phát tán malware hay không. Và đáng mừng hơn là việc họ có thể tự tay xóa bỏ malware này. Tuy nhiên sẽ có một vài thiệt hại do mã độc này gây ra trước đó.
Theo Cisco Talos, nhóm an ninh mạng đã này đã phát hiện ra việc bản cập nhật CCleaner được phân phối trong khoảng thời gian từ 15/7 đến 12/9 bị "đính kèm" mã độc. Người dùng tải ứng dụng của Piriform trong khoảng thời gian đó có thể đã dính phần mềm độc hại này.
Cụ thể phía Piriform đã xác nhận phiên bản 5.33.6162 và 1.07.3191 đã bị ảnh hưởng.
Để kiểm tra phiên bản CCleaner hiện tại trên máy tính, người dùng chỉ cần mở ứng dụng lên và xem dãy số nằm ở góc trái bên trên. Nếu nó không phải là một trong hai phiên bản được Piriform cảnh báo thì máy tính đang trong tình trạng an toàn.
Ngay cả khi không phải là hai phiên bản trên thì người dùng cũng nên cập nhật CCleaner mới nhất. Theo Piriform, tất cả người dùng đều có thể tải phiên bản 5.34 trở lên để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra để tránh tàn dư của malware, Talos khuyên người dùng nên phục hồi bản sao lưu của máy tính trước ngày 15/8 hoặc cài đặt lại toàn bộ hệ thống.
"Người dùng CCleaner Cloud phiên bản 1.07.3191 đã nhận được thông báo tự động cập nhật phiên bản mới. Nói cách khác, theo những thông tin hiện tại, chúng tôi đã có thể ngăn chặn mối đe dọa trước khi nó gây ra bất kỳ tác hại nào" Paul Yung, Phó chủ tịch sản phẩm CCleaner viết trong một báo cáo của Piriform.
Nhưng theo phía Talos, "tầm ảnh hưởng của cuộc tấn công này có thể sẽ nghiêm trọng vì số lượng hệ thống có thể bị ảnh hưởng rất cao". Talos giải thích, "CCleaner tuyên bố đã có hơn 2 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới tính đến tháng 11 năm 2016 và được cho là sẽ tăng thêm 5 triệu người dùng mỗi tuần".
Theo Zing
" alt=""/>Người dùng CCleaner cần làm gì trước nguy cơ nhiễm malwareHải Nguyên - Đinh Tuấn
Tháng 6/2007, chiếc iPhone đầu tiên của Apple chính thức được lên kệ với mức giá 600 USD. Tuy nhiên, chỉ vỏn vẹn sau hai tháng, đây lại là nguyên nhân gây phẫn nộ tới người dùng.
" alt=""/>Công nghệ thứ 7: Dồn dập tin iPhone 2018, công ty nghìn tỷ USD thứ haiPhiên xử ngày thứ Hai là vụ kiện thứ hai trong hai vụ kiện mà Qualcomm đang theo đuổi chống lại Apple tại ITC, với yêu cầu cơ quan quản lý thương mại của Mỹ ra lệnh cấm nhập khẩu một số mẫu iPhone có chứa chip modem Intel Corp, giúp điện thoại kết nối với mạng dữ liệu không dây.
Một lệnh cấm nhập khẩu như yêu cầu của Qualcomm là rất hiếm, và Apple sẽ có thời gian để thay đổi thiết kế thiết bị của mình để tránh bất kỳ vi phạm bản quyền công nghệ nào mà tòa án có thể tìm thấy.
Trong phiên xử đầu tiên, kết thúc vào tháng 6, một chuyên viên pháp lý của ITC đã đề nghị thẩm phán của cơ quan này phạt Apple vì vi phạm ít nhất một bản quyền công nghệ tiết kiệm pin của Qualcomm và kêu gọi chặn một số điện thoại tích hợp chip Intel nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Chuyên viên pháp lý của ITC hoạt động như một bên thứ ba trong các vụ tranh chấp thương mại. Ý kiến của các chuyên viên pháp lý không ràng buộc, nhưng các thẩm phán thường tham khảo ý kiến của họ.
Vụ kiện hôm thứ Hai 17/9 bắt đầu liên quan đến ba bản quyền công nghệ. Hai trong số đó liên quan đến cách các chip modem của Intel xử lý tín hiệu vô tuyến và liên quan đến cách các chip xử lý của Apple đưa iPhone vào chế độ "ngủ.".
Theo VietnamPlus
Apple và Qualcomm đang có một cuộc chiến pháp lý kéo dài từ đầu năm 2017. Đây cũng là lý do dẫn đến mối quan hệ chẳng mấy tốt đẹp giữa Qualcomm và Apple.
" alt=""/>Qualcomm đòi Mỹ cấm nhập khẩu iPhone